Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Bạn cảm thấy hứng thú với ngành Công nghệ vật liệu dệt, may và có ý định trở thành một kỹ sư Công nghệ vật liệu dệt, may nhưng lại băn khoăn chưa biết "Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may" ra sao? Có thể nói, đây là mối băn khoăn của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên khi lựa chọn ngành nghề và điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu rõ ngành học đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ vật liệu dệt, may những thông tin có thể giải tỏa được mối bận tâm chính đáng này. "Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ vật liệu dệt, may như thế nào?", chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai các bạn nhé.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Ngành Công nghệ vật liệu dệt maylà gì?

Có thể hiểu rằng, Công nghệ vật liệu dệt may là ngành liên quan đếnvật liệu dệt may (nguồn gốc, tính chất, cách nhận biết, ứng dụng), đánh giá các tính chất của vải theo tiêu chuẩn; sản xuất sợi (công nghệ và phương pháp kéo sợi); sản xuất vải (công nghệ dệt thoi, dệt kim, không dệt); Tạo hình và màu sắc cho các loại vải, sợi (công nghệ nhuộm, in hoa) và hoàn tất cho sản phẩm dệt may có những chức năng theo yêu cầu sử dụng như chống cháy, chống thấm, làm mềm, chống tia UV, kháng khuẩn; Xử lý được những vấn đề về sinh thái và môi trường.

Ngoài ra, sinh viên theo học có khả năng sử dụng một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến Công nghệ Vật liệu dệt, may để phục vụ các hoạt động sản xuất; Ứng dụng tin học vào trong thiết kế vải và vận hành thiết bị công nghiệp dệt; Có khả năng kiểm tra và đánh giá được những chỉ tiêu chất lượng của thành phẩm trên dây chuyền kéo sợi, dệt vải, in nhuộm, hoàn tất và quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm dệt may. Các sinh viên ngành công nghệ Vật liệu dệt, may, được học tập, nghiên cứu, thực hành với các thiết bị, máy móc hiện đại, có cơ hội được tiếp cận các tập đoàn, doanh nghiệp uy tín Việt Nam và quốc tế.

Nếu bạn là một người có đam mê về tính toán, thiết kế các sản phẩm sợi, vải và phụ liệu may, hoàn tất sản phẩm dệt may (ứng dụng công nghệ mới); Thiết kế công nghệ để sản xuất các sản phẩm sợi, vải, phụ liệu may; Thao tác vận hành các thiết bị sản xuất sợi, dệt vải, nhuộm, in hoa và hoàn tất sản phẩm dệt may; Nghiên cứu, triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may; Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh) trong giao tiếp và công việc; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thích hợp trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hoá, đa quốc gia... thì ngành Công nghệ vật liệu dệt, maysẽ là một lựa chọn rất thích hợp, giúp bạn có thể thực hiện những đam mê.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Ths. Dương Thị Thơm, CB Quản lý chất lượng của Công ty Hanes Brand trình bày trong khóa học chia xẻ kiến thức và kinh nghiệm về Quản lý chất lượng sản phẩm dệt may thời trang cho SV Ngành Công nghệ vật liệu dệt may được giảng dạy tại trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt, May tại trường ĐH công nghiệp Hà nội đào tạo các cử nhân, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất và điều hành doanh nghiệp bằng năng lực vận dụng một cách có hệ thống các kiến thức về xơ, sợi, vải và phụ liệu may, đánh giá các tính chất của xơ, sợi, vải và phụ liệu may theo tiêu chuẩn TCVN và tiêu chuẩn quốc tế; quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm dệt may cũng như kiến thức về môi trường và sinh thái, nhằm đạt được những giải pháp hiệu quả cao trong sản xuất theo dây chuyền mới cũng như công nghệ hiện đại. Hiện tại, chương trình đào tạo ngành Công nghệ vật liệu dệt, may của nhà trường đang gấp rút hoàn thành hồ sơ để thực hiệm kiểm định chất lượng cấp quốc gia.

100% sinh viên tốt nghiệp năm 2023 của ngành Công nghệ vật liệu dệt, may tại trường đã có vị trí việc làm công phù hợp ngành đào tạo, với mức lương (10 – 20 triệu đồng) và chế độ đãi ngộ tốt tại doanh nghiệp đang công tác.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Khoá sinh viên đầu tiên tốt nghiệp ngành Công nghệ vật liệu dệt, may

Một số vị trí việc làm mà các bạn sinh viên khoá đầu tiên ngành Công nghệ vật liệu dệt may: Cử nhân Nguyễn Thị Hồng Nhung đang công tác tại Công ty Pan Pacific Việt Nam, với vị trí việc làm là Color Specialist. Cử nhân Trịnh Đỗ Đan Linh đang công tác tại Phòng kỹ thuật của công ty dệt kim Đông xuân với phân tích mẫu và theo dõi dây chuyền sản xuất vải dệt kim,… và nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc tại công ty Best Pacific.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Cử nhân Nguyễn Thị Thuỳ đang công tác tại Công ty Best Pacific, với vị trí việc làm là phân tích mẫu, theo dõi sản lượng trong quá trình sản xuất.

Cử nhân Nguyễn Mai Anh và Nguyễn Thị Thơm đang công tác tại Cty Best Pacific với vị trí việc làm là QC, phát triển và triển khai sản phẩm mới.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn ngành Công nghệ vật liệu dệt, may

Năm 2009, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 6 của Hiệp hội thời trang Châu Á. Sự gia nhập này góp phần khẳng định vị thế, chất lượng và số lượng đang tăng trưởng tích cực của ngành dệt may Việt Nam. Bà Đinh Thị Bảo Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương, cho biết sản lượng dệt may toàn cầu tăng gần gấp đôi từ năm 2000-2015 và vẫn đang tiếp tục gia tăng. Mức tiêu thụ quần áo, giày dép và các sản phẩm phụ trợ dự kiến tăng 63% vào năm 2030. Con số này cho thấy được một triển vọng đầy hứa hẹn cho tương lai ngành dệt may, và dĩ nhiên, mở cả nhiều lối đi tươi sáng cho những thành viên tương lai trong ngành Công nghệ vật liệu dệt, may

Với tình hình và các nhận định như hiện tại, các bạn sinh viên có thể an tâm rằng, tốt nghiệp ngành Công nghệ vật liệu dệt, maykhông bao giờ sợ… thất nghiệp nếu có năng lực và đam mê. Tùy theo nhu cầu và mục tiêu, các bạn có thể hướng đến những vị trí như sau với mức lương hấp dẫn:

- Làm việc tại phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu, phòng phát triển mẫu, phòng thí nghiệm dệt may. Đảm nhận - Làm việc tại phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu, phòng phát triển mẫu, phòng thí nghiệm dệt may.

- Đảm nhận công việc chỉ đạo về kỹ thuật và các công tác chuẩn bị sản xuất sản phẩm dệt may.

- Quản lý và điểu hành sản xuất kinh doanh; Quản đốc xưởng sản xuất dệt may.

- Triển khai kế hoạch sản xuất, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất sản phẩm dệt may.

- Định mức giá sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm trong ngành dệt may và quản lý đơn hàng.

- Tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành dệt may.

- Cán bộ công nghệ và thiết bị tại các dây chuyển sản xuất sợi, dệt, nhuộm.

- Cán bộ, giám đốc kinh doanh cho các công ty thương mai về ngành dệt, may.

- Chuyên viên, quản lý điều hành tại các viện nghiên cứu.

- Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng.

- Các phòng kiểm định chất lượng ngành dệt may.

- Đại diện cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam.

- Chuyển giao công nghệ tại các nhà máy sơi, dệt, nhuộm và hoàn tất dệt may.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, mayCơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, mayCơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Sinh viên ngành Công nghệ vật liệu dệt, may đi tham quan, thực tế sản xuất tại doanh nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Nhóm sinh viên ĐH ngành CNVLDM K14 đạt giải khuyến khích Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2023 của Bộ giáo dục và đào tạo
Với những thông tin nêu trên, hy vọng bài viết đã phần nào giúp các bạn trả lời được những thắc mắc "Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệt vật liệu dệt, may." và có những lựa chọn phù hợp cho ngành nghề tương lai của bản thân.

Một số hình ảnh của các cử nhân ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may đang làm việc tại các công ty:

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, mayCơ hội nghề nghiệp trong ngành Công nghệ Vật liệu dệt, may

Tác giả : TS. Lưu Thị Tho

  • Thứ Tư, 15:29 30/08/2023

Tags:

Tin tiêu điểm

Lịch giảng dạy thực hành tuần từ 28/3 đến 3/4/2022

Thứ Năm, 09:26 24/03/2022
THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY-TKTT NĂM 2019

THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY-TKTT NĂM 2019

Thứ Sáu, 10:53 01/03/2019
TẠM BIỆT SINH VIÊN KHÓA 9 - NGÀY MAI TA GẶP LẠI

TẠM BIỆT SINH VIÊN KHÓA 9 - NGÀY MAI TA GẶP LẠI

Thứ Bảy, 10:35 08/09/2018

Thông tin tuyển dụng của công ty NITORI FURNITURE VIETNAM EPE.

Thứ Sáu, 08:10 16/06/2017

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY

Thứ Sáu, 11:31 10/03/2017

Các bài đã đăng

Thiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Tư, 14:54 17/04/2024

Ngày hội việc làm – Nơi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp và sinh viên - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2024

Thứ Tư, 15:33 03/04/2024

Thư mời dự lễ kỷ niệm 125 truyền thống trường đại học Công nghiệp Hà Nội- Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Thứ Năm, 13:28 16/11/2023

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Công nghệ May- Thiết kế thời trang - Lời cảm ơn và hẹn gặp lại

Thứ Hai, 10:03 23/10/2023

LỄ KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY THÀNH LẬP KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG

Thứ Năm, 08:28 05/10/2023

NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Thứ Sáu, 10:38 04/08/2023

NGÀNH CÔNG NGHỆ DỆT MAY, TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Thứ Tư, 08:39 05/07/2023

Lễ kết nạp Đảng viên mới – Chi bộ Khoa Công nghệ May &TKTT

Thứ Sáu, 10:37 23/06/2023

Nghiệm thu đề tài sinh viên NCKH năm 2023, Khoa Công nghệ May & TKTT

Thứ Hai, 13:38 12/06/2023

Lễ bảo vệ Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ Dệt, May Hệ Đại học khóa 14 - Khoa Công nghệ May & TKTT

Thứ Hai, 13:56 05/06/2023

Video giới thiệu