Tham quan và làm việc tại nhà máy sợi Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định
Ngày 12/11/2019 Đoàn công tác của Bộ môn Công nghệ Vật liệu Dệt May- Khoa Công nghệ May&TKTT, Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã đến thăm quan và làm việc tại nhà máy sợi - Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định, số 43 Tô Hiệu, Phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định.
Tổng công ty Cổ phần Dệt, Dệt May Nam Định tiền thân là Nhà máy Sợi Nam Định, được thành lập năm 1889, tới năm 1954 được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định.được biết đến là biểu tượng của ngành Dệt May Việt Nam cũng như tỉnh Nam Định.
Hiện nay, thay thế cho những xưởng sản xuất đã “nhuốm màu thời gian” là khu liên hợp sản xuất sợi dệt nhuộm mới đang trong giai đoạn hoàn thiện với quy mô 30 ha tại Khu Công nghiệp Hòa Xá, xã Mỹ Xá, thành phố Nam Định. Trong tương lai không xa, khi hoàn thành, đi vào hoạt động, khu liên hợp sản xuất sợi dệt nhuộm mới sẽ tạo ra trang sử mới trong sự phát triển của Tổng công ty CP Dệt May Nam Định. Với dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến, được đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của ban lãnh đạo Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định, chúng tôi đã được thăm quan tìm hiểu dây chuyền sản xuất hiện đại và một số thiết bị: Máy sợi con Lashmi LR 9/AX, máy đánh ống tự động Process coner II QPRO EX, máy nối sợi tự động Staubli Topmatic,
Chuyến đi thăm quan này, các thầy cô Bộ môn Công Nghệ Vật Liệu Dệt May đã được quan sát trực tiếp các thiết bị sản xuất mới, các loại nguyên liệu sử dụng, cũng như các bán thành phẩm, sản phẩm làm ra ở mỗi công đoạn. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật ở nhà máy sợi, các giảng viên thuộc Bộ môn đã được tiếp cận trực tiếp toàn bộ dây chuyền sản xuất kéo sợi, có cái nhìn tổng quan về các lĩnh vực sản xuất, các trang thiết bị mới của ngành kéo sợi Việt Nam.
Năm 2017 công ty đã đầu tư mới dây chuyền sản xuất sợi quy mô 3 vạn cọc, sản lượng 7000 tấn/năm. Dây chuyền áp dụng công nghệ tiên tiến của ngành kéo sợi trên thế giới, nổi bật nhất là hệ thốnglink conner từ công đoạn kéo sợi thô đến công đoạn đánh ống, hệ thống dây chuyền cung bông liên hoàn sử dụng thiết bị phát hiện xơ ngoại lai của hãng Trutzschler - CHLB Đức, máy ghép có chức năng làm đều cúi tự động của hãng Reiter - Thụy Sĩ và hệ thống thay ống sợi con tự động trên máy ống, tất cả đều được vận hành tự động giúp giảm đáng kể số lượng công nhân đứng máy trên 1 vạn cọc sợi. Hiện nay tỷ lệ công nhân đứng đứng máy trên 1 vạn cọc sợi là 60 người/1 vạn cọc sợi, đây là tỷ lệ thấp so với các nhà máy sợi hiện nay (khoảng 110 người/1 vạn cọc). Theo ông Nguyễn Đức Khiêm Chủ tịch Tổng công ty Việt Thắng đánh giá đây là một trong những nhà máy có quy mô và hiện đại trong khu vực.
Các giảng viên - Bộ môn Công Nghệ Vật Liệu Dệt May đã cập nhật công nghệ mới và các thiết bị mới, bổ sung trong từng học phần cụ thể thuộc chương trình đào tạo ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May.
Quy trình sản xuất sợi đang được áp dụng tại nhà máy sợi Nam Định thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Cung bông (máy xé kiện ->máy xé thô -> máy xử lý xơ ngoại lai -> hòm trộn nguyên liệu
->máy xé tinh ) -> chải thô -> ghép 1 -> ghép 2 -> kéo sợi thô -> kéo sợi con -> đánh ống -> bao gói
Một số hình ảnh tại nhà máy sợi Nam Định thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Dây chuyền cung bông liên hoàn
Máy đánh ống Muratec QPRO EX
Lãnh đạo công ty chụp ảnh kỷ niệm cùng các Giảng viên bộ môn Vật liệu Dệt May
TG : Nguyễn Trọng Tuấn
Thứ Hai, 14:19 18/11/2019
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.