Thiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội

Cùng với tiếng nói, trang phục truyền thống là một di sản văn hóa độc đáo mang đặc trưng có vai trò như chỉ dấu văn hóa riêng cho mỗi dân tộc và chứa đựng những giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng riêng.

Hiện nay, việc lưu giữ, phát huy trang phục dân tộc và có những cách thức mới để lan tỏa vẻ đẹp, tinh hoa văn hóa đến với cộng đồng đã được nhiều người quan tâm. Nhận rõ tầm quan trọng của trang phục truyền thống, khoa Công nghệ may và Thiết kế thời trang, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã đưa vào hai chương trình đào tạo Công nghệ may và Thiết kế thời trang học phần Thiết kế và chế thử trang phục truyền thống.

Học phần Thiết kế và chế thử trang phục truyền thống nằm trong khối kiến thức chuyên ngành và được giảng dạy cho sinh viên năm thứ 4.

Trong học phần này, người học được cung cấp những kiến thức về phương pháp thiết kế trang phục truyền thống và biến kiểu gồm: quần, áo bà ba và áo dài truyền thống. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học cách đo các kích thước trên cơ thể người phục vụ quá trình thiết kế và lượng cử động phù hợp với kiểu dáng của mẫu trang phục; kỹ thuật may và hoàn thiện áo bà ba, bộ quần áo dài truyền thống; phân tích hiện tượng, nguyên nhân, cách khắc phục, phòng ngừa các lỗi, sai hỏng xuất hiện trong quá trình thực hiện mẫu. Thông qua quá trình học tập, học sinh viên có cơ hội rèn luyện sự kiên trì, tỉ mỉ và khả năng phát triển mẫu mới từ trang phục truyền thống.

Kết thúc học phần Thiết kế và chế thử trang phục truyền thống, sinh viên tự đánh giá kết quả, sản phẩm mà mình đã tạo ra một cách hào hứng và thực sự thích thú. Sinh viên mặc trang phục do mình tạo ra, tạo dáng, đi lại để cảm nhận vẻ đẹp, sự thuận tiện, sự phù hợp của giải pháp thiết kế cũng như những yếu tố kỹ thuật của trang phục để từ đó hoàn thiện sản phẩm, kiến thức và kỹ năng của mình. Bên cạnh kết quả học tập là điểm số, những kiến thức, kỹ năng, năng lực đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo thì niềm vui cảm nhận cái đẹp, nhận diện, bảo lưu, phát huy giá trị truyền thống trang phục của dân tộc đã chạm tới cảm xúc, tầng sâu ý thức dân tộc ở mỗi sinh viên.

Thiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội

PGS. TS Nguyễn Thị Lệ, trưởng khoa CNM&TKTT và giảng viên ThS. Phạm Thu Cát cùng các sinh viên trong trang phục truyền thống (là sản phẩm của bài học trong học phần).

Thiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội

TS. Đinh Mai Hương, phó trưởng khoa CNM&TKTT và giảng viên ThS. Phạm Thu Cát cùng các em sinh viên trong trang phục truyền thống (là sản phẩm của học phần)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI HỌC VÀ TRANG PHỤC HOÀN THIỆN

Thiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiThiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiThiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiThiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiThiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiThiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiThiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiThiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiThiết kế trang phục truyền thống trong đào tạo đại học tại khoa Công nghệ May- TKTT - Trường Đại Học Công nghiệp Hà NộiTác giả : Phạm Thu Cát

  • Thứ Tư, 14:54 17/04/2024

Tags: