Tại sao cần tham dự seminar ?

Một trong những sinh hoạt không thể thiếu được trong học thuật và nghiên cứu khoa học là seminar. Một trường đại học không có những buổi seminar thì khó được coi là một trung tâm học thuật và khoa học. Chúng ta kỳ vọng sinh viên và giảng viên tự giác đi dự seminar, nhưng trong thực tế, kỳ vọng này có vẻ quá cao xa. Nhiều sinh viên, giảng viên và nhà khoa học xem thường, thậm chí không tham dự những sinh hoạt seminar.

Có nhiều dạng seminar. Có seminar dành cho khách mời từ bên ngoài (khách quốc tế hoặc các trường, viện khác), có seminar cấp khoa, viện, hoặc nhóm nghiên cứu. Có những seminar bắt buộc phải tham dự, nhưng cũng có những seminar mà sự tham dự là tùy ý. Nói chung, seminar là những dịp tuyệt vời để học hỏi và giao lưu với các đồng nghiệp cùng và khác chuyên ngành. Khách mời nói chuyện trong seminar thường được chọn cẩn thận để tối ưu hóa lợi ích cho những người tham dự.

Trường đại học có nhiều seminar. Tuy nhiên, số người đi dự thường không nhiều và rất khó để cải thiện tình trạng này. Trong khi, ở trường đại học và viện nghiên cứu tại các nước tiên tiến, dự seminar thậm chí được đưa vào một trong những điều kiện của hợp đồng làm việc. Dự seminar được đưa vào chế tài để đưa người học vào khuôn khổ khoa học. Nghiên cứu sinh không đi dự một tỷ lệ seminar (theo qui định) sẽ không được cấp kinh phí dự hội nghị khoa học ở nước ngoài, không được xét các giải thưởng và bị khiển trách.

Khi được hỏi tại sao sinh viên và giảng viên không đi dự seminar, thì câu trả lời thường là “chủ đề không liên quan”. Đối với những người này, chỉ có những seminar nào có chủ đề trùng hợp với nghiên cứu đang làm thì họ mới đi.

Nghe người từ chuyên ngành khác nói chuyện là một cách rất tuyệt vời để có thêm ý tưởng. Nghe một người nói chuyện về công nghệ, có thể tự hỏi những điều này ứng dụng gì cho chuyên ngành của mình. Trong bối cảnh các nghiên cứu liên ngành là xu hướng tất yếu thì lí do “chủ đề không liên quan” trở thành một ngụy biện.

Mục đích của việc tham dự seminar không chỉ đơn thuần là trau dồi kiến thức chuyên môn, mà còn là để giao lưu và cải tiến kỹ năng thông tin (communication skills). Mời một vị khách tới nói chuyện nhiều khi là để mọi người làm quen với vị khách đó, với hy vọng trong tương lai sẽ có những hợp tác. Đó là một hình thức ngoại giao học thuật.

Đối với sinh viên và nghiên cứu sinh, seminar là dịp để học về cách nói, qua đó cải tiến kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Chúng ta có thể không biết về nội dung bài giảng, nhưng có thể học về kỹ năng trình bày, kỹ năng nói và phát âm cho đúng, kỹ năng soạn slide, kỹ năng bố cục câu chuyện,… Dự seminar cũng là dịp để học những gì KHÔNG NÊN làm và không nên nói - một hình thức học tuyệt vời.

Dự seminar còn là một cách để ủng hộ. Nếu ca sĩ cần tiếng vỗ tay thì diễn giả diễn giả trong seminar khoa học cũng cần có người nghe và cổ vũ. Một seminar mà chỉ rất ít người nghe thì đó là tín hiệu cho thấy thiếu môi trường văn hóa khoa học và tại nơi này, diễn giả không được yêu quí (nên lần sau, sẽ không nhận lời đến đó trình bày nữa). Do đó, duy trì sự hiện diện trong seminar là một hình thức chứng minh cho diễn giả thấy môi trường học thuật của trường, của khoa là nghiêm túc. Đó cũng là một hình thức ủng hộ diễn giả và ủng hộ đồng nghiệp, ban tổ chức.

Tóm lại, seminar là một sinh hoạt học thuật rất quan trọng. Đó là cơ hội tuyệt vời để tương tác với đồng nghiệp, để làm quen, để học hỏi những gì nên hay không nên làm. Dự seminar là một cách tri ân và bày tỏ tính lịch sự đến khách mời, nhưng cũng là cách cho diễn giả thấy sự qui củ về môi trường học thuật của trường và khoa.

(Bài viết này dựa trên những chia xẻ của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Viện nghiên cứu Garvan, Úc)

Tác giả : PGS.TS Nguyễn Thị Lệ

  • Chủ Nhật, 14:56 09/06/2019

Tags:

Tin tiêu điểm

Thông báo tuyển dụng của công ty May mặc Hoa Lợi Đạt

Thứ Sáu, 13:20 22/11/2024

Lịch giảng dạy thực hành tuần từ 28/3 đến 3/4/2022

Thứ Năm, 09:26 24/03/2022
THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY-TKTT NĂM 2019

THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA CÔNG NGHỆ MAY-TKTT NĂM 2019

Thứ Sáu, 10:53 01/03/2019
TẠM BIỆT SINH VIÊN KHÓA 9 - NGÀY MAI TA GẶP LẠI

TẠM BIỆT SINH VIÊN KHÓA 9 - NGÀY MAI TA GẶP LẠI

Thứ Bảy, 10:35 08/09/2018

Thông tin tuyển dụng của công ty NITORI FURNITURE VIETNAM EPE.

Thứ Sáu, 08:10 16/06/2017

Các bài đã đăng

NGHIỆM THU ĐỀ TÀI SINH VIÊN NCKH NĂM 2024, KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THIẾT KẾ THỜI TRANG

Thứ Sáu, 08:38 19/07/2024

SINH VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG ĐAM MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Thứ Ba, 15:39 16/07/2024

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA SINH VIÊN KHOA CN MAY & TKTT NĂM HỌC 2020-2021

Thứ Tư, 17:37 28/07/2021

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA CN MAY & TKTT NĂM HỌC 2020-2021

Thứ Tư, 17:23 28/07/2021

BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ, KHOA CN MAY & TKTT NĂM HỌC 2020-2021

Thứ Tư, 17:20 28/07/2021

Các bài báo khoa học đã công bố của cán bộ giảng viên trong khoa CN May & TKTT trong 5 năm gần đây

Thứ Ba, 13:28 26/02/2019

Các đề tài nghiên cứu khoa học do cán bộ, giáo viên khoa CNM-TKTT thực hiện

Thứ Ba, 10:13 26/02/2019
Nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường: Nghiên cứu một số phương pháp tạo hình vật liệu thời trang trong đào tạo ngành Thiết kế thời trang

Nghiệm thu đề tài NCKH cấp trường: Nghiên cứu một số phương pháp tạo hình vật liệu thời trang trong đào tạo ngành Thiết kế thời trang

Thứ Hai, 13:47 12/11/2018

Kế hoạch kiểm tra tiến độ NCKH của sinh viên

Thứ Tư, 16:17 22/03/2017

Quyết định giao đề tài cho NCKH sinh viên

Thứ Tư, 16:11 22/03/2017